Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón - 0912.75.57.86 (Hà)


Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón ngày càng quan trọng khi mà các Sản phẩm Phân bón ngày càng đầy rẫy trên thị trường, không những tạo uy tín cho Nhà sản xuất mà còn giúp người nông dân dễ dàng lựa chọn loại Phân bón đảm bảo chất lượng.
chung nhan hop quy phan bon

Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón là gì?

Phân bón là một sản phẩm nằm trong Danh mục Sản phẩm có khả năng không an toàn buộc phải có Chứng nhận và Công bố Hợp quy nếu các Công ty sản xuất hoạt động trong Lĩnh vực này (Theo Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT)

Danh mục các Loại Phân bón bắt buộc phải có Chứng nhận Hợp Quy

- Urê
- Supe lân
- Phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy
- Phân hữu cơ
- Phân hữu cơ sinh học
- Phân hữu cơ khoáng
- Phân hữu cơ vi sinh
- Phân vi sinh vật
- Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng

Ích lợi của việc Đăng ký Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón

Đối với Doanh nghiệp Sản xuất: Sẽ là một điều kiện cần giúp Sản phẩm được bán chạy trên thị trường, tạo sự Danh tiếng cho Doanh nghiệp.
Đối với Người tiêu dùng: Sẽ là Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn Sản phẩm Phân bón tốt nhất cho các loại Cây trồng của mình, dễ dàng lựa chọn và cảm thấy tự tin khi chọn mua Sản phẩm đã được Chứng nhận Hợp chuẩn của Bộ.

Thủ tục Đăng ký và Công bố Hợp Quy Phân Bón

Bước 1:

Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Việc đánh giá hợp quy sản phẩm phân bón được thực hiện theo thông tư số 36/2010/TT – BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.

Bước 2:

Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại địa phương (thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
- Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón;
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn;
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Mọi nhu cầu tư vấn về Đăng ký Chứng nhận Hợp Quy Phân Bón, vui lòng Liên hệ:
Trung tâm Hợp Chuẩn Hợp Quy
Hotline: 0912.75.57.86



Chứng nhận ISO 14001 - 0905.495.246

Chứng nhận ISO 14001

Mọi nhu cầu tư vấn Chứng nhận ISO 14001, vui lòng liên hệ Hotline: 0905.495.246 (Gặp a. Dũng) – Trung tâm Hợp chuẩn Hợp quy.
chung nhan iso 14001

Chứng nhận ISO 14001 là gì?

Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của Môi trường cũng như những rủi ro từ Môi trường mang lại từ đó Nhận thức Môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức.
Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm Môi trường là một điều Bắt buộc trong Tiêu chuẩn này vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.

Lợi ích của Chứng nhận ISO 14001

- Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
- Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả Nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
- Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
- Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được Niềm tin của một Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như Nhân dân xung quanh Nhà máy
- Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001

Quy trình cấp Chứng chỉ ISO 14001:

- Đăng ký chứng nhận
- Trao đổi Thông tin
- Đánh giá Tài liệu
- Đánh giá Sơ bộ
- Đánh giá chính thức
- Xem xét Hồ sơ Đánh giá
- Cấp chứng chỉ
Trung tâm Hợp chuẩn Hợp quy chuyên tư vấn Chứng nhận ISO 14001, Chứng nhận ISO 9001. Nhu cầu liên hệ:0905.495.246 (Dũng)




Dịch vụ xin cấp giấy phép sản xuất Phân bón 0905.495.246

Mọi nhu cầu liên quan Thủ tục Xin cấp Giấy phép Sản xuất Phân bón vui lòng Liên hệ Hotline: 0905.495.246
Từ ngày 27.5.2013, Bộ Công Thương đã quyết định sản xuất Phân bón bắt buộc phải có giấy phép trước tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn lan đến báo động ở Việt Nam. Đồng thời với việc có giấy phép sản xuất, việc Khảo nghiệm Phân bón và Chứng nhận Hợp quy Phân bón cũng phải thực hiện bắt buộc đối với các Công ty, doanh nhiệp muốn kinh doanh, chế biến Phân bón.
xin giay phep san xuat phan bon

Nội dung Dịch vụ Xin cấp giấy phép Sản xuất Phân bón của Hợp chuẩn Hợp quy bao gồm:

Đối với các sản phẩm phân bón vô cơ:
      Sản xuất trong nước
      1. Đăng ký vào danh mục phân bón được phép sản xuất tại Việt Nam 
      2. Công bố TCCS
      Nhập khẩu
     1. Đăng ký vào danh mục phân bón được phép sản xuất tại Việt Nam ( Phụ lục số 07 trang 23 Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT )
     2. Xin giấy phép nhập khẩu phân bón 
    3. Công bố TCCS
Đối với phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật:
        Sản xuất trong nước
       1. Khảo nghiệm phân bón 
       2. Đăng ký vào danh mục phân bón.
       Nhập khẩu
       1. Xin giấy phép nhập khẩu phân bón
       2. Khảo nghiệm
      3. Đăng ký vào danh mục
      4. Chứng nhận hợp quy phân bón